Mẹo học lý thuyết b2 nhất định là một bí kíp giúp bạn dễ dàng vượt qua kỳ thi giấy phép lái xe hạng b2. Hiện nay, số câu hỏi trong kỳ thi này đã được điều chỉnh từ 450 câu hỏi lên 600. Điều này có nghĩa là kiến thức thi rộng hơn và bạn cần phải ghi nhớ nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹo học lý thuyết lái xe b2 mà Tay Lái Vàng chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua kỳ thi dễ dàng.
Tổng quan về bài thi lý thuyết bằng lái xe B2
Trước khi tìm hiểu mẹo học lý thuyết b2 thì chúng ta cần nắm rõ cấu trúc bài thi lý thuyết bằng lái xe B2. Hiện nay, các kỳ thi giấy phép lái xe ô tô đều có 2 vòng thi chính gồm tốt nghiệp và sát hạch. Mỗi vòng thi đều có yêu cầu riêng và thí sinh cần đáp ứng để vượt qua.
Trong đó, vòng thi tốt nghiệp hạng B2 gồm có 35 câu lý thuyết với thời gian làm là 22 phút. Thí sinh thi phải đạt 25/32 và có thể thi lại liên tục cho đến khi đủ điểm mới được tham gia vòng thi sát hạch. Còn vòng thi sát hạch thì thí sinh có 35 câu lý thuyết với thời gian 22 phút khoanh trắc nghiệm. Yêu cầu của vòng thi này là phải đạt từ 32/32 câu. Còn nếu không đạt đủ số cầu thì sẽ phải đợi khóa sau mới được thi lại.
Mẹo học lý thuyết B2 mới nhất 2024
Thực tế thì việc ghi nhớ 600 câu hỏi lý thuyết là một điều vô cùng khó khăn. Do đó, mẹo học lý thuyết B2 là một điều cần thiết cho mọi người. Bởi những mẹo này sẽ giúp mọi người dễ dàng ghi nhớ hơn so với học thuộc lòng 600 câu hỏi. Dưới đây là 3 mẹo học lý thuyết B2 về phần câu hỏi khái niệm, biển báo và sa hình.
Đối với những câu hỏi khái niệm
Câu hỏi khái niệm luôn là nhóm câu hỏi thường xuyên xuất hiện. Cũng như chắc chắn có trong mọi kỳ thi. Thông thường, các câu thuộc dạng khái niệm thì khá dài sẽ khiến mọi người khó nhớ. Tuy nhiên, mẹo học lý thuyết B2 sẽ giúp bạn dễ dàng ăn điểm. Bạn không cần đau đầu vì những câu hỏi khái niệm trong kỳ thi lấy GPLX hạng B2 nữa.
Đối với những câu hỏi khái niệm thì có 3 mẹo là nhìn ý trả lời, từ khóa và câu hỏi dạng liệt kê. Cụ thể từng mẹo như sau:
Mẹo học lý thuyết số 1: Nhìn ý trả lời – Nghĩa là bạn đọc câu hỏi sau đó chọn đáp án có 1 một trong những cụm từ tương ứng là:
- Nghiêm cấm, bị nghiêm cấm – Về số thấp, gài số
- Phải có phép của cơ quan có thẩm quyền – Giảm tốc độ – Không được
- Phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép – Bắt buộc
- Báo hiệu tạm thời – Phương tiện giao thông đường sắt
- Hiệu lệnh người điều khiển giao thông – Đèn chiếu xa sang gần
- Đèn chiếu gần – Không thể tháo rời – Dùng thanh nối cứng
Mẹo học lý thuyết số 2: Từ khóa – Chú ý các đáp án trả lời có chứa các từ như: Phải, Quan sát, Kiểm tra, Nhường, Là và Cách.
- Thường trong các ý trả lời thì những từ này nằm ở vị trí đầu tiên
- Đáp án đúng sẽ là đáp án dài nhất và có chứa 1 một trong các từ khóa trên
Mẹo học lý thuyết số 3: Câu hỏi dạng liệt kê – Hành vi, Trách nhiệm, Nghĩa Vụ, Đạo đức, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tham gia giao thông =>> Chọn đáp án số 2
Đối với câu hỏi về biển báo giao thông
Hiện nay, hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam có tất cả 6 nhóm biển báo. Bao gồm các nhóm là biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh. Cùng với nhóm biển báo chỉ dẫn, nhóm biển báo phụ và nhóm vạch kẻ đường. Ngoài ra, còn có thêm 2 nhóm biển báo khác. Cụ thể là nhóm biển báo trên cao tốc và biển báo hiệp định GMS. Trong kỳ thi GPLX hạng b2 hiện nay không có các câu hỏi liên quan đến 2 nhóm biển báo này.
Để tránh nhầm lẫn giữa các biển báo thì bạn có thể học mẹo lý thuyết b2 sau đây:
Mẹo học lý thuyết b2 dạng câu biển báo số 1: Hình dạng biển báo
- Biển nguy hiểm: hình tam giác – màu vàng
- Biển cấm: hình vòng tròn – màu đỏ
- Biển hiệu lệnh: hình vòng tròn – màu xanh
- Biển chỉ dẫn: hình vuông và hình chữ nhật – màu xanh
- Biển phụ: hình vuông và hình chữ nhật – màu trắng đen. (Hiệu lực nằm ở biển phụ khi có đặt biển phụ)
Mẹo học lý thuyết b2 dạng câu biển báo số 2: Quy tắc cần nhớ
- Cấm xe nhỏ – cấm xe lớn (trừ xe mô tô)
- Cấm xe lớn – không cấm xe nhỏ (trừ xe mô tô)
- Cấm 2 bánh – cấm 3 bánh nhưng không cấm 4 bánh
- Cấm 4 bánh – cấm 3 bánh nhưng không cấm 2 bánh
- Cấm rẽ trái – cấm quay đầu
- Cấm quay đầu – không cấm rẽ trái
Mẹo học lý thuyết b2 dạng câu biển báo số 3: câu hỏi có và không có dấu ngoặc kép
- Những câu hỏi về biển báo có dấu ngoặc kép – hỏi tên biển báo
- Những câu hỏi về biển báo không có dấu ngoặc kép – hỏi ý nghĩa của biển báo
Mẹo học lý thuyết b2 dạng câu biển báo số 4: lưu ý
- Sơ đồ thứ tự: Xe con – Xe khách – Xe tải – Xe máy kéo – xe kéo móc
- Biển báo hiệu lệnh (có 2 mũi tên) đặt trước ngã 3, 4: được phép quay đầu xe đi theo hướng ngược lại
- Quy tắc vạch kẻ đường: vạch màu vàng (phân chiều), vạch màu trắng (phân làn)
Đối với câu hỏi bài thi sa hình
Đối với những câu hỏi bài thi sát hình thì thường có 5 dạng phổ biến. Bao gồm tình huống các xe ở giao lộ, tình huống xe được ưu tiên. Cùng với tình huống đường được ưu tiên, hướng đi không có xe và tình huống ưu tiên hướng rẽ.
So với những dạng câu hỏi khác thì phần sa hình được đánh giá là khó. Bởi các tình huống được đặt ra thường rất hóc búa và khiến thí sinh phải đau đầu. Tuy nhiên, 2 mẹo học lý thuyết b2 phần sa hình sẽ giúp bạn dễ dàng ăn điểm.
Mẹo học lý thuyết b2 dạng câu sa hình số 1: 5 quy tắc vàng cần lưu ý
- Bước 1 – Xét xe trong giao lộ
- Bước 2 – Xét xe ưu tiên (xe Chữa cháy -> xe Quân sự/ Công an -> Xe cứu thương -> Xe hộ đê – Đoàn xe tang)
- Bước 3 – Xét xe đường ưu tiên (Cao tốc -> Quốc lộ -> đường đô thị -> đường tỉnh -> đường huyện -> đường xã -> đường chuyên dùng)
- Bước 4 – Xét từ ngã 4 xe bên phải không vướng
- Bước 5 – Xét xe theo tứ tự rẽ phải -> đi thẳng -> rẽ trái -> quay đầu
Mẹo học lý thuyết b2 dạng câu sa hình số 2: chọn nhanh đáp án
- Thấy Cảnh sát giao thông – chọn đáp án số 3
- Thấy xe quân sự/ xe Phòng cháy chữa cháy – chọn đáp án số 2
- Thấy xe công an – loại trừ đáp án 2 và 3, còn đáp án 1 và 4. Tiếp đến xét đáp án nào có xe công an đi trước thì chọn
- Hình ảnh giống như đang đua xe – bắt chiếc xe cuối cùng trừ đi một bánh xe. Đáp án đúng tương ứng với số bánh xe còn lại
Những lưu ý khi học lý thuyết B2
Như đã đề cập ở trên thì hiện nay, kỳ thi lý thuyết GPLX b2 có bộ đề 600 câu hỏi. Có thể thấy, số lượng câu hỏi rất nhiều và kiến thức cũng được trải đều nhiều phần. Từ đó, đòi hỏi người học phải có tư duy. Cùng một trí nhớ tốt để đảm bảo thuận lợi vượt qua kỳ thi. Những mẹo học lý thuyết b2 sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc học và làm bài thi.
Tuy nhiên, để những mẹo học lý thuyết lái xe b2 này đạt hiệu quả tối ưu thì bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Trước khi học lý thuyết nên dành thời gian đọc hết 600 câu hỏi thi GPLX
- Nên học từng dạng và kết hợp thi thử từng dạng câu hỏi
- Nên dành thời gian làm các đề thi thử GPLX trên Internet
- Không nên học thuộc lòng mà hãy nắm bắt trọng điểm. Sau đó kết hợp cùng các mẹo học lý thuyết lái xe b2
Bạn đang đau đầu với 600 câu hỏi thi GPLX? Mẹo học lý thuyết b2 có thể giúp bạn chinh phục câu hỏi và vượt qua kỳ thi dễ dàng. Bạn đang lo lắng về kỳ thi GPLX hạng b2? Tay Lái Vàng sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo này. Trung Tâm Đào Tạo Tay Lái Vàng là địa chỉ uy tín hàng đầu tại khu vực Hà Nội chuyên về đào tạo học lái xe và thi bằng lái xe ô tô. Chỉ cần bạn có nhu cầu, chúng tôi luôn có các khóa đào tạo được khai giảng liên tục. Với chi phí hợp lý cùng đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp và cơ sở vật chất hiện đại. Liên hệ qua HOTLINE Tay Lái Vàng 0968 122 247 để được tư vấn và hỗ trợ tận tình!
Xem thêm:
- Mách Bạn Quy Trình & Thủ Tục Thi Bằng Lái Xe Hạng B2 Mới Nhất
- Tổng hợp các loại biển báo giao thông thi B2 mới nhất hiện nay