Câu hỏi thường gặp

Hỗ trợ 24/7

0968 122 247

Bạn có thắc mắc? Tay lái vàng luôn sẵn sàng!

Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp các thắc mắc của quý khách hàng về dịch vụ, quy trình và mọi thông tin liên quan đến Tay Lái Vàng. Đừng ngại liên hệ với Tay Lái Vàng khi cần thiết.

Dịch vụ Cao Cấp

Hỗ Trợ Nhanh Nhất

Trải Nghiệm Tốt nhất

Có bằng nhanh nhất

Thông tin chung

Tôi có thể đến địa chỉ đăng ký học lái xe ô tô uy tín – Trung tâm đào tạo Tay Lái Vàng ở đâu?

Các Học viên có thể đến Văn phòng Trung tâm Đào tạo Tay Lái Vàng, nơi đào tạo lái xe ô tô các hạng B1, B2, C uy tín tại Địa chỉ: Phòng 209 – Tòa A5 (giáp Bộ Công An), Chung cư An Bình City, 232 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội hoặc gọi hotline 0968 122 247 để được hỗ trợ

Thời gian làm việc của Trung tâm Đào tạo Tay Lái Vàng?

Trung tâm Đào tạo Tay Lái Vàng làm việc các ngày trong tuần từ 08h00 Sáng đến 19h00, để được hỗ trợ tốt nhất, Học viên vui lòng gọi hotline 0968 122 247 trước.

Thời gian bắt đầu học lái xe ô tô là bao lâu?

Học viên tham gia học lái xe ô tô không cần phải chờ, có thể học ngay sau khi đóng học phí.

Độ tuổi học bằng lái xe các hạng B1, B2, C là bao nhiêu?

Theo quy định để được học bằng lái xe ô tô theo các hạng thì Học viên cần có đủ độ tuổi như sau:
– Bằng lái xe hạng B1: đủ 18 tuổi
– Bằng lái xe hạng B2: đủ 18 tuổi
– Bằng lái xe hạng B1: đủ 21 tuổi

Thời gian nhận Giấy phép lái xe là bao lâu?

Thời gian nhận bằng mới sẽ tùy thuộc vào giấy phép lái xe:
– Đối với giấy phép lái xe do Cục đường bộ Việt Nam thời gian đổi bằng sẽ khoảng từ 5 – 7 ngày làm việc;
– Với những bằng lái xe, GPLX do sở GTVT tỉnh khác cấp, thời gian đổi bằng mới là 20 ngày kể từ ngày cấp;
– Đối với những trường hợp có GPLX hết hạn từ 03 đến dưới 01 năm sẽ phải thi lại lý thuyết theo yêu cầu;
– Các trường hợp hết hạn quá 01 năm sẽ phải thi lại cả lý thuyết và thực hành.

Bằng lái xe hạng B1 khác bằng lái xe hạng B2 thế nào?

1.1. Bằng lái xe Hạng B1 số tự động:
+ Ô tô số tự động chở ≤ 9 chỗ
+ Ô tô tải < 3,5 tấn
+ Ô tô dùng cho người khuyết tật
+ Không được lái kinh doanh vận tải

1.2. Bằng lái xe Hạng B1 số sàn:
+ Ô tô chở ≤ 9 chỗ
+ Ô tô tải < 3,5 tấn
+ Máy kéo kéo một rơ moóc < 3,5 tấn
+ Không được lái kinh doanh vận tải

2. Bằng lái xe hạng B2:
Nhiều xe hơn, bao gồm cả các loại xe mà bằng B1 có thể điều khiển và ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. và được lái kinh doanh vận tải

Liên hệ ngay với Trung tâm đào tạo Tay Lái Vàng – Hotline 0968 122 247 để được giải đáp thắc mắc

Tại sao nên đăng ký học bằng lái xe ô tô tại Trung tâm đào tạo Tay Lái Vàng?

Trung tâm đào tạo Tay Lái Vàng là Trung tâm uy tín hàng đầu Hà Nội về chất lượng đào tạo học lái xe và thi bằng lái xe ô tô. Với các ưu điểm vượt trội dành cho bạn như:
✔ Học 1 Thầy – 1 trò hiệu quả
✔ Học phí trọn gói, tiết kiệm
✔ Học ngay sau khi đăng ký
✔ Chủ động thời gian, địa điểm tập lái
✔ Hỗ trợ thi đỗ 100%
✔ Đội ngũ Giáo viên TẬN TÂM, nhiều kinh nghiệm
✔ Xe tập đời mới, an toàn
✔ Sân tập chuẩn ISO 9001:2015


Hãy sáng suốt lựa chọn Trung tâm đào tạo lái xe UY TÍN, CHẤT LƯỢNG để học bạn nhé!
Liên hệ ngay với Trung tâm đào tạo Tay Lái Vàng – Hotline 0968 122 247 để được giải đáp thắc mắc

Bằng lái xe hạng B1

Bằng lái xe hạng B1 lái được các loại xe gì?

Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe hạng B1 (hay còn gọi tắt là bằng B1) được chia thành 02 loại: B1 số tự động và B1 số sàn. Sở hữu các bằng lái xe này, tài xế có thể điều khiển các loại xe sau:
1. Bằng lái xe hạng B1 số tự động được lái các loại xe sau đây:
– Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ, tính cả chỗ ngồi cho người lái xe;
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
– Ô tô dùng cho người khuyết tật.

2. Bằng lái xe hạng B1 số sàn cấp được lái các loại xe sau đây:
– Ô tô chở người đến 9 chỗ, tính cả chỗ ngồi cho người lái xe;
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
– Máy kéo kéo theo 01 rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Lưu ý: Bằng lái xe B1 số tự động và B1 chỉ cấp cho người không hành nghề lái xe (kinh doanh vận tải). Nếu muốn hành nghề lái xe, tài xế phải học bằng B2 trở lên.

Có mấy loại bằng lái xe hạng B1?

Như đã đề cập, bằng B1 có 02 loại: Bằng B1 số tự động và Bằng B1 số sàn. Hai loại bằng này được phân biệt như sau:
1. Bằng lái xe hạng B1 số tự động:
– Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ, tính cả chỗ ngồi cho người lái xe;
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
– Ô tô dùng cho người khuyết tật. Thời gian đào tạo: 476 giờ gồm 136 giờ lý thuyết và 340 giờ thực hành Loại xe: Chỉ lái được xe số tự động

2. Bằng lái xe hạng B1 số sàn:
– Ô tô chở người đến 9 chỗ, tính cả chỗ ngồi cho người lái xe;
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
– Máy kéo kéo theo 01 rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. Thời gian 556 giờ gồm 136 giờ lý thuyết và 420 giờ thực hành Loại xe: Lái được cả xe số tự động và số sàn.

Điều kiện học bằng lái xe hạng B1 là gì?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, điều kiện học bằng lái xe hạng B1 được xác định như sau:
Về đối tượng học bằng B1: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;
Về độ tuổi: Đủ tuổi 18 tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe);
Về sức khỏe: Không mắc các bệnh thuộc nhóm 2 được quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT;
Về trình độ văn hóa: Không yêu cầu.

Đăng ký học bằng lái xe hạng B1 cần giấy tờ gì?

Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017, hồ sơ đăng ký học bằng lái xe hạng B1 cần đến các giấy tờ sau đây:
– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu;
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam định cư ở nước ngoài);
– Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
– Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

Học bằng lái xe hạng B1 mất bao lâu?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời gian đào tạo tại các Trung tâm đào tạo lái xe hạng B1 được quy định như sau:
Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);
Xe số sàn: 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420).

Hồ sơ thi bằng lái xe hạng B1 gồm giấy tờ gì?

Căn cứ Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hồ sơ dự thi bằng lái xe hạng B1 do cơ sở đào tạo lái xe lập từ giấy tờ đăng ký học lái xe ban đầu của học viên. Sau đó gửi trực tiếp cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ thi bằng lái xe hạng B1 bao gồm:
– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu còn hạn (với người Việt Nam định cư ở nước ngoài);
– Bản sao hộ chiếu còn hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
– Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng B1;
– Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.

Nên thi bằng lái xe hạng B1 số sàn hay số tự động?

Sau khi đã biết được lời giải đáp cho câu hỏi “Bằng B1 lái xe gì?”, chắc hẳn nhiều người sẽ vướng vào băn khoăn không biết nên chọn bằng B1 số sàn hay số tự động để thi.
Dù là bằng B1 số sàn hay B1 số tự động thì đều có những ưu nhược điểm nhất định.
Nếu muốn học vs thi đỗ bằng lái xe ô tô một cách nhanh chóng và dễ dàng, người học nên chọn bằng lái xe B1 số tự động để không phải lo các thao tác về côn – ga – số phức tạp như xe số sàn. Nhờ đó, không bị lúng túng và xác suất đậu về phần thi thực hành sẽ cao hơn.
Nếu muốn lái được cả xe số sàn và số tự động, đồng thời lái xe chắc tay thì nên chọn bằng thi bằng B1 số sàn vì có thể lái được nhiều loại xe hơn.
Liên hệ ngay với Trung tâm đào tạo Tay Lái Vàng – Hotline 0968 122 247 để được giải đáp thắc mắc

Bằng lái xe hạng B2

Giấy phép lái xe hạng B2 được phép điều khiển những hạng xe nào?

Theo quy định tại khoản 6 và 7 điều 16 phân hạng giấy phép lái xe tại thông tư số 12/2017/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/06/2017 thì:
– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
– Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
– Được kinh phép lái kinh doanh dịch vụ vận tải

Thời gian học bằng lái xe B2 quy định như thế nào?

Theo quy định tại điều 13 phân hạng giấy phép lái xe tại thông tư số 12/2017/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/06/2017 thì Thời gian đào tạo bằng lái xe hạng B2 là: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420);
Như vậy với thời gian khoảng 588 giờ như vậy sẽ tương đương là 3 tháng đào tạo đối với bằng lái xe hạng B2.

Điều kiện học bằng lái xe hạng B2 là gì?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, điều kiện học bằng lái xe hạng B2 được xác định như sau:
Về đối tượng học bằng B2: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;
Về độ tuổi: Đủ tuổi 18 tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe);
Về sức khỏe: Không mắc các bệnh thuộc nhóm 2 được quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT;
Về trình độ văn hóa: Không yêu cầu.

Đăng ký học bằng lái xe hạng B2 cần giấy tờ gì?

Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017, hồ sơ đăng ký học bằng lái xe hạng B2 cần đến các giấy tờ sau đây:
– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu;
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam định cư ở nước ngoài);
– Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
– Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

Hồ sơ thi bằng lái xe hạng B2 gồm giấy tờ gì?

Căn cứ Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hồ sơ dự thi bằng lái xe hạng B2 do cơ sở đào tạo lái xe lập từ giấy tờ đăng ký học lái xe ban đầu của học viên. Sau đó gửi trực tiếp cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ thi bằng lái xe hạng B2 bao gồm:
– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu còn hạn (với người Việt Nam định cư ở nước ngoài);
– Bản sao hộ chiếu còn hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
– Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng B2;
– Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.

Liên hệ ngay với Trung tâm đào tạo Tay Lái Vàng – Hotline 0968 122 247 để được giải đáp thắc mắc

Bằng lái xe hạng C

Giấy phép lái xe hạng C được phép điều khiển những hạng xe nào?

Theo quy định tại khoản 8 điều 16 phân hạng giấy phép lái xe tại thông tư số 12/2017/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/06/2017
Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Thời gian học bằng lái xe C quy định như thế nào?

Theo quy định tại điều 13 phân hạng giấy phép lái xe tại thông tư số 12/2017/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/06/2017 thì Thời gian đào tạo bằng lía xe hạng C là: 920 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 752).
Như vậy với thời gian khoảng 920 giờ như vậy sẽ tương đương là 5 tháng đào tạo đối với bằng lái xe hạng C.

Điều kiện học bằng lái xe hạng C là gì?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, điều kiện học bằng lái xe hạng C được xác định như sau:
Về đối tượng học bằng B2: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;
Về độ tuổi: Đủ tuổi 21 tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe);
Về sức khỏe: Không mắc các bệnh thuộc nhóm 2 được quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT;
Về trình độ văn hóa: Không yêu cầu.

Đăng ký học bằng lái xe hạng C cần giấy tờ gì?

Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017, hồ sơ đăng ký học bằng lái xe hạng C cần đến các giấy tờ sau đây:
– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu;
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam định cư ở nước ngoài);
– Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
– Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

Hồ sơ thi bằng lái xe hạng C gồm giấy tờ gì?

Căn cứ Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hồ sơ dự thi bằng lái xe hạng B2 do cơ sở đào tạo lái xe lập từ giấy tờ đăng ký học lái xe ban đầu của học viên. Sau đó gửi trực tiếp cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ thi bằng lái xe hạng C bao gồm:
– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu còn hạn (với người Việt Nam định cư ở nước ngoài);
– Bản sao hộ chiếu còn hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
– Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng C;
– Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.

Liên hệ ngay với Trung tâm đào tạo Tay Lái Vàng – Hotline 0968 122 247 để được giải đáp thắc mắc

Contact Me on Zalo
0968 122 247