Mất tập trung khi lái xe do nhiều nguyên nhân gây ra khiến tài xế không làm chủ được phương tiện của mình. Nắm rõ các yếu tố gây xao nhãng giúp tài xế kiểm soát được phương tiện và phòng tránh các sự cố khi lái xe. Cùng tìm hiểu ngay 7 yếu tố gây mất tập trung qua bài chia sẻ dưới đây!
3 loại mất tập trung thường gặp
Các vụ tai nạn giao thông xảy ra phần lớn là do tài xế mất tập trung. Nhìn chung, có thể phân chia các yếu tố gây mất tập trung thường gặp thành 3 loại, gồm:
- Xao nhãng tâm lý: Tài xế hình thành những suy nghĩ không liên quan đến quá trình điều khiển xe. Đối với trường hợp này, người lái nói chuyện với hành khách, nghe nhạc hoặc nghe đài dẫn đến mất tập trung. Loại mất tập trung này dễ dẫn đến các loại xao nhãng khác.
- Xao nhãng thị giác: Người lái xe quan sát những thứ khác trong lúc lái xe nhưng không phục vụ cho mục đích điều khiển xe. Đó có thể là ngắm cảnh, để ý con người hoặc nhìn điện thoại trong lúc lái xe. Thói quen này tương đối nguy hiểm bởi một trong những nguyên tắc hàng đầu khi lái xe là cần tập trung quan sát để xử lý tình huống bất ngờ.
- Xao nhãng thao tác tay: Hiện tượng này xảy ra khi người điều khiển bỏ một hoặc cả hai tay để làm điều gì đó trong quá trình lái. Ví dụ như bấm điện thoại, chỉnh màn hình trong xe, chỉnh loa xe,… Điều này làm giảm tốc độ lái và đặc biệt ngăn cản khả năng xử lý tình huống khi có sự cố bất ngờ.
7 yếu tố gây mất tập trung cho tài xế
Suy nghĩ miên man
Việc suy nghĩ các vấn đề không liên quan đến mục đích lái xe có thể dẫn đến các sự cố nghiêm trọng khi tham gia giao thông. Khi không tập trung vào lái xe mà suy nghĩ đến những vấn đề khác, tài xế có khả năng bị giảm sự chú ý và khó nhận biết kịp thời diễn biến đột xuất.
Buồn ngủ
Buồn ngủ là yếu tố hàng đầu gây mất tập trung khi lái xe thường gặp nhất hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra các vụ va chạm giao thông nghiêm trọng. Có đến 60% các vụ tai nạn giao thông xảy ra mà nguyên nhân liên quan đến việc tài xế buồn ngủ trong quá trình lái xe.
Tình huống buồn ngủ khi lái xe nghe có vẻ bình thường nhưng lại gây hậu quả nghiêm trọng vô cùng lớn. Một số trường hợp khiến tài xế dễ rơi vào tình huống buồn ngủ là:
- Lái xe đường dài hoặc lái xe ô tô vào ban đêm. Khi đó, người lái thường rơi vào tình trạng mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi do thời gian dài chưa ngủ nên thiếu tỉnh táo, lờ đờ, khó tập trung.
- Lái xe một mình di chuyển với tốc độ cao trong trạng thái im lắng. Ví dụ, lái xe trên đường cao tốc, do trạng thái lái xe yên lặng và đường dài nên người lái dễ rơi vào tình huống khó kiểm soát tay lái vì không tỉnh táo.
Sử dụng chất kích thích hoặc rượu bia
Sử dụng rượu bia và chất kích thích khi lái xe cũng là một trong những yếu tố gây mất tập trung khi lái xe. Bởi lẽ, khi sử dụng các hoạt chất này, người lái xe không thể làm chủ bản thân do ảnh hưởng đến chức năng của não. Hậu quả dó sử dụng chất kích thích và rượu bia gây ra khi lái xe khá nghiêm trọng và ảnh hưởng đến các phương tiện khác khi tham gia giao thông.
Sử dụng điện thoại di động
Khoảng 25% các vụ va chạm khi lái xe có liên quan đến việc người lái sử dụng điện thoại. Điện thoại là một trong những vật dụng dễ gây xao nhãng cho người lái bởi âm thanh thông báo từ tin nhắn, cuộc gọi,… Việc sử dụng điện thoại khiến người lái dễ bị phân tâm, không chú ý đến tình hình giao thông trên đường. Như vậy, chủ xe không thể xử lý nhanh chóng khi có tình huống bất ngờ hoặc va chạm xảy ra.
Trò chuyện với người khác ngồi trên xe
Người lái xe thường rất khó để giữ im lặng hoặc không nói chuyện với người khác khi đi cùng xe với người khác. Điều này đặc biệt dễ xảy ra với trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hành khác. Nhằm tránh giữ không khí im lặng, người lái xe thường hay nói chuyện hoặc trả lời những câu hỏi của hành khách trên xe.
Tuy nhiên, nếu nói chuyện với hành khách gây ồn ào quá mức thì người lái thường mất tập trung vì bộ não phải xử lý quá nhiều thông tin cùng một lúc. Điều này dễ dẫn đến xao nhãng về tâm lý khiến người lái không kịp thời kiểm soát được các tình huống trên đường. Đặc biệt là trường hợp mà người lái quay người lại để nói chuyện với người đằng sau.
Điều chỉnh các thiết bị trên xe
Việc điều chỉnh các thiết bị trên xe như điều hòa, nhiệt độ hay âm thanh đều khiến người điều khiển phương tiện phải rời mắt khỏi vô lăng. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, nếu có người hoặc phương tiện cắt ngang mà người điều khiển không thể kịp thời quan sát thì có thể phát sinh sự cố nghiêm trọng.
Ăn uống trên xe
Một nghiên cứu đã cho thấy ăn uống khi đang lái xe ô tô có thể khiến tăng tỷ lệ tử vong lên tới 80%. Việc ăn uống trên xe, nhất là khi đang điều khiển vô lăng để lái xe có thể gây ra mọi loại xao nhãng. Tay cầm thức ăn, tâm trí và mắt nhìn phải để ý món ăn khiến người lái xe khó nhận thức được diễn biến trên hành trình.
Giải pháp khắc phục mất tập trung khi lái xe
Để ngăn chặn tình trạng mất tập trung khi lái xe, người điều khiển phương tiện có thể trang bị một số giải pháp như sau:
Trước khi lái xe
- Bật chế độ “Không làm phiền” cho điện thoại di động. Nên nhận cuộc gọi, tin nhắn khi đã kết thúc hành trình.
- Điều chỉnh chế độ điều hòa, âm thanh ổn định trước khi xuất phát.
- Tuyệt đối không lái xe khi đang trong trạng thái mệt mỏi, tức giận hay khó chịu trong người. Lái xe khi cảm xúc không ổn định dễ khiến người lái bị xao nhãng tâm lý dẫn đến hành động bộc phát.
- Không sử dụng chất kích thích, rượu bia khi lái xe, gây mất an toàn giao thông.
- Ngủ đủ giấc trước khi bắt đầu chuyến đi xa giúp tránh được tình trạng mệt mỏi, lờ đờ, buồn ngủ khi đi đường.
Trong quá trình lái xe
- Giữ hai tay cầm vô lăng cố định, tập trung quan sát mọi lúc giúp người lái xe kiểm soát tốt tình hình và tránh va chạm.
- Tránh sử dụng điện thoại khi đang lái xe.
- Dừng hoặc đỗ xe nếu cần xử lý các trường hợp khẩn cấp như gọi điện, nhắn tin hay tra cứu đường đi.
- Không nên chạy xe liên tục quá 4 tiếng và dừng xe nghỉ ngơi nếu cần thiết.
Trên đây là toàn bộ thông tin bổ ích giúp các tài xế xử lý mất tập trung khi lái xe được Tay Lái Vàng tổng hợp. Hy vọng bài chia sẻ đã trang bị cho các tài xế những kiến thức cần thiết trong quá trình di chuyển!