Khi lái xe ô tô ban đêm, tài xế thường gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các tình huống khẩn cấp. Bởi vậy, bạn cần có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt để phòng tránh rủi ro không mong muốn. Dưới đây là 3 kinh nghiệm thực tế khi lái xe ban đêm. Cùng tìm hiểu ngay!
Nâng cao cảnh giác khi lái xe ô tô ban đêm
Bật loại đèn phù hợp khi trời tối
Khi tham gia giao thông buổi tối bị hạn chế tầm nhìn thì tài xế có thể cân nhắc bật đèn pha, giúp các phương tiện khác dễ dàng quan sát phương tiện của bạn. Tuy nhiên, tài xế cần thận trọng vì có nhiều khu vực yêu cầu bật đèn pha nhằm tối ưu tầm nhìn.
Điều chỉnh tốc độ hợp lý
Lái xe ban đêm làm giảm khả năng quan sát của tài xế, thậm chí trên những tuyến đường cao tốc có ánh sáng tốt. Bởi vậy, điều chỉnh tốc độ hợp lý khi tham gia giao thông giúp bạn có đủ thời gian xử lý tình huống và hạn chế các va chạm bất ngờ có thể xảy ra.
Chú ý quan sát xung sát
Khi lái xe ô tô ban đêm, chú ý quan sát xung quanh và giữ khoảng cách an toàn với các xe cùng lưu thông là vấn đề lớn nhất đối với các bác tài. Để có thể xử lý tình huống một cách kịp thời và nhanh chóng phát hiện ra các vật thể, tài xế cần thường xuyên kiểm tra gương chiếu. Không nên chỉ tập trung vào vạch kẻ đường, như vậy sẽ hạn chế tầm nhìn quan sát.
Cảm thiện phạm vi quan sát
Sử dụng loại đèn hợp lý
Đèn pha có cường độ ánh sáng lớn hỗ trợ người lái quan sát các vật thể từ xa rõ ràng hơn. Nhược điểm của loại đèn này là khiến cho xe hướng đối diện bị chói, hạn chế tầm nhìn và dễ gây nguy hiểm.
Đèn cốt có cự li chiếu sáng gần giúp soi rõ các vật thể trong phạm vi từ 3-5m, được sử dụng bóng xenon kết hợp đèn bi, giúp tụ ánh sáng và bám đường khá tốt. Tuy nhiên, khi bạn di chuyển với tốc độ cao, loại đèn này có tầm chiếu sáng không tốt, khiến cho tài xế bị hạn chế tầm nhìn.
Còn đèn sương mù được thiết kế có ánh sáng vàng, đặt dưới gầm ô tô, giúp tài xế quan sát rõ hơn trong điều kiện thời tiết có nhiều sương mù. Do đó, tùy theo khu vực di chuyển mà bạn hãy sử dụng các loại đèn phù hợp, nhằm tối ưu hóa tầm nhìn và tránh gây ảnh hưởng đến phương tiện khác.
Điều chỉnh vị trí, độ sáng của đèn pha
Trong quá trình lái xe ô tô ban đêm, nếu bạn cảm thấy khó khăn khi quan sát cho dù đã bật đèn thì có thể cân nhắc chuyển sang đèn pha để mở rộng tầm nhìn và đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường.
Đổi hướng quan sát khi bị chói
Khi các phương tiện đi ngược chiều đến gần nhau sẽ chuyển từ đèn pha về đèn cốt. Tuy nhiên, nếu xe đó không thực hiện điều này thì bạn cần giảm tốc độ và đổi hướng nhìn sang bên đường khi phương tiện đó đến. Việc này sẽ giúp bạn không bị chói mắt bởi ánh sáng mạnh của đèn pha và nhanh chóng lấy lại tầm nhìn để tiếp tục di chuyển.
Trong trường hợp phương tiện di chuyển phía sau sử dụng đèn pha mạnh gây khó khăn cho bạn, hãy điều chỉnh gương chiếu hậu sang hướng khác để tránh ánh sáng chói. Nếu cần thiết, bạn cũng có thể di chuyển gương để chiếu ánh sáng lại vào người lái nhằm nhắc nhở và cảnh báo đối phương về lỗi của họ.
Trang bị lớp chống phản chiếu ở gương
Trong trường hợp tài xế gặp các vấn đề về mắt cần phải đeo kính khi lái xê thì có thể trang bị thêm một lớp chống phản chiếu ở gương. Đó có thể là kính áp tròng hoặc kính có lớp phủ phản chiếu. Điều này nhằm hạn chế việc bị chói mắt, gây cản trở tầm nhìn khi đèn xe khác chiếu vào.
Giữ trạng thái tỉnh táo
Trò chuyện
Lái xe ô tô ban đêm trong không gian yên tĩnh dễ gây ra cảm giác buồn ngủ, không tập trung. Bởi vậy, để có thể giữ trạng thái tỉnh táo thì tài xế có thể trò chuyện với người đi cùng để thư giãn và tập trung hơn khi lái xe đường dài. Tuy nhiên, tài xế cũng cần chú ý rằng không nên tham gia vào cuộc trò chuyện quá lâu, dễ gây xao nhãng.
Nghe những bài nhạc yêu thích
Nghe những bài nhạc yêu thích có giai điệu sôi động, hào hứng giúp tài xế tỉnh táo và tập trung hơn. Bạn nên mở nhạc với âm lượng ở mức đủ nghe để có thể nhận biết các tình huống lái xe xảy ra xung quanh.
Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm lái xe ô tô ban đêm được Tay Lái Vàng đúc rút từ thực tiễn. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp các bác tài lái xe an toàn trên hành trình của mình.