Các Hạng Mục Bằng Lái Xe Ô Tô Ở Việt Nam Mới Nhất 2023

Giấy phép lái xe hay còn gọi là bằng lái được phân hạng theo nhiều loại xe khác nhau. Đây là loại giấy tờ bắt buộc người tham gia giao thông phải có. Vậy các hạng mục bằng lái xe ô tô ở Việt Nam hiện nay gồm những loại nào? Bài viết dưới đây Trung Tâm Đào Tạo Tay Lái Vàng sẽ chia sẻ đến bạn câu trả lời nhé!

Bằng lái xe hạng B1 số tự động

Bằng lái xe hạng B1 số tự động được cấp cho chủ xe trang bị hệ thống tự động hoặc không hành nghề lái xe kinh doanh, cụ thể:

  • Ô tô số tự động có 9 chỗ ngồi
  • Ô tô tải và ô tô tải dùng số tự động có trọng tải dưới 3,5 tấn
  • Các loại xe dành cho người bị khuyết tật

Bằng lái xe hạng B1 số tự động là loại bằng phổ biến, dành cho những cá nhân có xe ô tô số tự động. Ưu điểm của loại bằng này đó là dễ học, tiếp thu nhanh, ít tốt thời gian thi,… so với các loại bằng khác. Tuy nhiên, bằng lái xe hạng B1 số tự động có nhược điểm là không dùng để hành nghề lái xe kinh doanh, vận chuyển hành khách/hàng hoá, dịch vụ vận tải và lái xe số sàn. 

Bằng lái xe hạng B1 số tự động
Bằng lái xe hạng B1 số tự động

Bằng lái xe ô tô hạng B1

Giấy phép lái xe hạng B1 được dành cho các loại xe số tự động và xe số sàn. Bằng lái xe hạng B1 thường được cấp cho các cá nhân không hành nghề lái xe kinh doanh, dịch vụ vận tải mà sử dụng để điều khiển các loại xe sau:

  • Ô tô 9 chỗ ngồi
  • Ô tô tải thường có trọng tải dưới 3,5 tấn
  • Máy kéo 1 rơ moóc có trọng tải 3,5 tấn

Bằng lái xe hạng B1 không có tính linh hoạt nên ít được lựa chọn vì không dùng để hành nghề lái xe kinh doanh, dịch vụ vận tải được. 

Bằng lái xe hạng B2

Bằng lái xe hạng B2 là loại bằng tương đối phổ biến và được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện dụng. Loại bằng này cho phép cá nhân có thể hành nghề lái xe kinh doanh và sử dụng được ở hầu hết các loại xe cơ bản tại Việt Nam:

  • Xe ô tô từ 4 – 9 chỗ
  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải dưới 3,5 tấn
  • Các loại xe cho phép trong giấy phép lái xe hạng B1

Bằng lái xe ô tô hạng B1 có kỳ hạn lên đến 10 năm kể từ ngày cấp. Khi hết hạn sử dụng, chủ xe cần phải đi xin cấp lại giấy phép. 

Bằng lái xe hạng C

Bằng lái xe hạng C dành cho các cá nhân hành nghề lái xe có trọng lượng từ trên 3,5 tấn, cụ thể:

  • Ô tô tải thường, ô tô tải chuyên dùng có trọng tải trên 3,5 tấn
  • Máy kéo, máy kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên
  • Các loại xe theo quy định của bằng B1, B2 cho phép điều khiển

Bằng lái xe hạng C có thể đến học trực tiếp và thi lấy bằng lái. Kỳ hạn của loại bằng này là 03 năm, sau 03 năm kể từ ngày cấp bằng chủ xe phải đi gia hạn bằng lái. 

Bằng lái xe hạng C
Bằng lái xe hạng C

Bằng lái xe ô tô hạng D

Có giấy phép lái xe hạng D, lái xe có thể tham gia điều khiển các phương tiện sau:

  • Xe ô tô trở người từ 10 đến 30 chỗ (gồm cả ghế tài xế)
  • Các loại xe được phép sử dụng của hạng B1, B2 và C.

Đối với bằng lái xe ô tô hạng D, bạn không thể học và trực tiếp lấy bằng mà phải thăng hạng từ các loại bằng thấp hơn như B2 và C. Ngoài ra người học lái xe hạng D phải có trình độ học vấn THPT trở lên. Kỳ hạn của loại bằng lái xe này là 03 năm, sau 03 năm kể từ ngày cấp bằng, chủ xe phải đi gia hạn thêm. 

Bằng lái xe ô tô hạng D
Bằng lái xe ô tô hạng D

Bằng lái xe hạng E

Đây là loại bằng lái dành cho tài xế điều khiển các phương tiện có nhiều chỗ, cụ thể:

  • Xe ô tô trên 30 chỗ ngồi
  • Các loại xe cho giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C và D

Chỉ khi bạn được cấp giấy phép lái xe các hạng dưới như B2, C, D thì mới được thi để nâng bằng lên bằng lái hạng E. Ngoài ra, bạn phải có thêm thâm niên 05 năm trong nghề lái xe hạng D thì mới đủ điều kiện được học và thi bằng lái xe hạng E

Bằng lái xe hạng F

Hiện nay, bằng lái xe hạng F là loại bằng rất có giá trị. Người lái xe hạng F phải có nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu về luật giao thông đường bộ thì mới sở hữu được loại bằng này. Loại bằng này được cấp cho các cá nhân đã sở hữu các loại bằng B2, C, D và E. Loại bằng này được phép điều khiển các loại phương tiện sau:

  • Hạng FB2: Các loại ô tô trong phạm vi bằng lái xe B2 và có kéo theo rơ moóc
  • Hạng FC: Các loại phương tiện trong phạm vi bằng lái ô tô hạng C và kéo theo rơ moóc
  • Hạng FD: Các loại xe được cho phép trong bằng lái xe hạng D và kéo theo rơ moóc 
  • Hạng FE: Các loại xe được phép trong bằng lái xe hạng E có kéo rơ moóc, xe ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, EB2, FD.
Bằng lái xe hạng F là loại bằng rất có giá trị
Bằng lái xe hạng F là loại bằng rất có giá trị

Điều kiện cấp bằng lái xe ô tô mới nhất

Bạn sẽ được thi và cấp bằng lái xe ô tô dựa theo từng độ tuổi của mình, mỗi hạng xe đều có từng quy định khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Đối với bằng lái xe B1 và B2 điều kiện người học phải trên 18 tuổi mới được cấp bằng
  • Đối với hạng C điều kiện yêu cầu người học trên 24 tuổi, kèm theo phải có bằng lái xe hạng B2 hoặc C tối thiểu được 5 năm và trình độ học vấn từ THCS trở lên. Ngoài ra, bạn cần có kinh nghiệm lái xe an toàn trên 100.000km.
  • Đối với hạng E công dân cần đủ 24 tuổi trở lên, có bằng lái xe hạng B2, C hoặc D tối thiểu 5 năm và kinh nghiệm lái xe an toàn trên 100.000km, trình độ học vấn từ THCS trở lên.
  • Đối với hạng FB2 người lái cần trên 21 tuổi, hạng FC đủ 24 tuổi, hạng FD và FE đủ 27 tuổi (bên cạnh đó cần đáp ứng thêm các điều kiện về kinh nghiệm lái và trình độ học vấn theo quy định). 

Qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn biết thêm thông tin về các hạng mục bằng lái xe ô tô tại Việt Nam. Ngoài ra, bạn cũng đã nắm được những quy định cụ thể của từng hạng giấy phép lái xe để tham gia học và thi cấp bằng.

Xem thêm:

Click đánh giá bài viết!
[Tổng: 3 Trung bình: 5]

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo
0903 417 666