Hiện nay thì thủ tục cấp, đổi lại giấy phép lái xe đã trở lên rất đơn giản và có thể đăng ký trực tuyến trên các trang web dịch vụ công. Bài viết này, hãy cùng Tay Lái Vàng tìm hiểu kỹ hơn cem đổi giấy phép lái xe ở đâu và thủ tục là gì để có thể thực hiện một cách đơn giản và nhanh chóng.
Những đối tượng nào được đổi giấy phép lái xe mới?
Theo quy định của pháp luật thì những đối tượng sau đây sẽ được đổi giấy phép lái xe:
- Trường hợp đầu tiên được đổi là khi giấy phép lái xe bằng giấy bìa đang lưu hành còn thời hạn sử dụng được đổi sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. Điều này áp dụng cho những người sở hữu giấy phép lái xe bằng giấy bìa,và họ muốn nâng cấp lên giấy phép lái xe mới làm bằng vật liệu PET.
- Người có Giấy phép lái xe có thời hạn thực hiện việc đổi giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng; Giấy phép lái xe bị hỏng còn thời hạn sử dụng. Điều này áp dụng cho những trường hợp nếu giấy phép lái xe của bạn đang còn thời hạn nhưng đã bị hỏng hoặc bạn muốn đổi trước khi nó hết hạn.
- Người có Giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ được đổi Giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống. Điều này áp dụng cho những người đủ điều kiện theo quy định và muốn đổi giấy phép lái xe hạng E sang hạng D sau khi đạt độ tuổi quy định.

Đổi bằng lái xe ở đâu?
Những người đổi giấy phép lái xe có thể nộp hồ sơ đổi GPLX tại một trong những địa điểm dưới đây:
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp GPLX: Nếu bạn muốn tiến hành thủ tục đổi giấy phép lái xe tại nơi đã cấp GPLX ban đầu, bạn có thể nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải của địa phương đó.
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở GTVT nơi sinh sống, làm việc: Nếu bạn muốn thực hiện quy trình đổi GPLX tại nơi bạn đang sinh sống hoặc làm việc, bạn có thể đến Sở Giao thông vận tải tương ứng với địa điểm đó để nộp hồ sơ.
- Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, thành phố thuộc Trung ương: Một lựa chọn khác là tìm đến trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh hoặc thành phố thuộc Trung ương. Đây là nơi bạn có thể thực hiện các thủ tục liên quan đến giấy phép lái xe và nhiều dịch vụ khác.
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Cuối cùng, bạn cũng có thể nộp hồ sơ đổi giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam, nơi có thể giúp bạn xử lý quy trình này trên quy mô quốc gia.
Thủ tục để có thể đổi giấy phép lái xe ô tô trực tiếp
Để thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe ô tô trực tiếp, bạn cần tuân thủ các bước sau:
- Chuẩn bị hồ sơ
- Điền đơn đăng ký đổi giấy phép lái xe
- Kiểm tra sức khỏe
- Đóng tiền lệ phí
- Hoàn tất các thủ tục và tiến hành nộp hồ sơ
- Chờ xét duyệt và nhận giấy phép mới

Thủ tục để có thể đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến
Để đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến thì bạn cần tuân theo thủ tục sau:
- Truy cập trang web Cổng Dịch vụ công Quốc gia, sau đó chọn “Phương tiện và người lái” tại mục CÔNG DÂN.
- Chọn tiếp mục Giấy phép lái xe
- Lựa chọn mục “Đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp”
- Ở mục “Chọn cơ quan thực hiện”, bạn hãy chọn Tỉnh/Thành phố hoặc Bộ ngành tương ứng và sau đó nhấn “Đồng ý”
- Chọn vào ô “Nộp trực tuyến”
- Sau khi hồ sơ được xác nhận và có lịch hẹn, bạn cần mang giấy CMND/CCCD hoặc hộ chiếu vào đúng ngày hẹn để đối chiếu
Các câu hỏi thường gặp khi đổi bằng lái xe
Khi đổi bằng lái xe thì chắc hẳn sẽ có những thắc mắc nhất định. Dưới đây sẽ là tổng hợp một số câu hỏi phổ biến:
Mất bằng lái xe bị xử phạt như thế nào?
Theo lãnh đạo đội CSGT co thông tin rằng: “Trường hợp có bằng lái nhưng bị mất, chỉ còn giữ hồ sơ gốc thi bằng lái thì hồ sơ này cũng không thay thế được bằng lái. Khi xuất trình hồ sơ, người lái xe vẫn bị xử phạt như không có bằng lái xe. Do vậy các trường hợp bị mất bằng lái, mà còn hồ sơ gốc thì cần làm thủ tục cấp lại bằng lái”
Theo Nghị định 100:
– Đối với ô tô: Người điều khiển không có bằng lái xe bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng; không mang theo bằng lái bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.
– Đối với xe máy: Người điều khiển không có bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng; không mang theo bằng lái bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

Những đối tượng không được cấp bằng lái xe mới?
Tùy từng trường hợp cụ thể, người bị mất hồ sơ gốc có thể không cần phải sát hạch lại khi có nhu cầu đổi giấy phép lái xe. Tuy vậy, có 3 trường hợp sau sẽ không được cấp lại mà người dân sẽ thi lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại GPLX:
- Trường hợp mất hồ sơ GPLX ô tô và GPLX hết hạn sử dụng có tên trong sổ lưu của cơ quan quản lý GPLX
- Trường hợp mất hồ sơ GPLX ô tô và GPLX hết hạn sử dụng có tên trong sổ lưu của cơ quan quản lý GPLX
- Trường hợp mất cả hồ sơ gốc và GPLX
Thủ tục đổi bằng lái xe mới cần những loại giấy tờ gì?
Căn cứ vào Thông tư số 01/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, hồ sơ đổi bằng lái xe bao gồm các thành phần sau:
- Mẫu đơn đổi bằng lái xe ô tô theo quy định
- Giấy khám sức khỏe tại các cơ sở y tế có chứng nhận của người có nguyện vọng đổi bằng lái
- Bản sao giấy phép lái xe ô tô
- Bản sao căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn
Việc hiểu về các thủ tục, quy trình cũng như là các loại giấy tờ khi đổi giấy phép lái xe là rất quan trọng. Qua bài viết này, Tay Lái Vàng tìm hiểu xem đổi giấy phép lái xe ở đâu và những vấn đề liên quan. Hy vọng những thông tin hữu ích này có thể giúp những người đang có nhu cầu đổi giấy phép lái xe.
Xem thêm:
- [Giải Đáp] Nồng Độ Cồn Dưới 0.25 Đối với Xe Ô Tô Phạt Bao Nhiêu Tiền?
- Đăng Ký Học Lái Xe B2 Hà Nội Uy Tín & Chất Lượng